Thứ tư, Ngày 16/10/2024
 Mức phí và quyền lợi |  Tại sao rau muống bị cấm ở Mỹ suốt nhiều thập kỷ, chưa được phép trồng? |  Nội quy của Trung tâm |  3 điều không được làm khi có người thân bị đột quỵ |  TRỜI LẠNH DỄ GÂY ĐỘT QUỴ |  Lời khuyên về chế độ ăn giảm nguy cơ ung thư |  COLLAGEN: Lợi ích và tác dụng phụ |  CẨN THẬN VỚI VIỆC UỐNG NƯỚC CỦA NGƯỜI GIÀ |  Làm thế nào để lão hóa khỏe mạnh? |  Các cách cho ăn đúng phòng ngừa hít sặc ở người cao tuổi |  Các loại hình dịch vụ của Trung tâm |  Lão hóa: Điều gì sẽ xảy ra |  PHÂN BIỆT BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ VỚI BỆNH KHÁC |  Những thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng khi già đi |  CẨM NANG ĂN THựC PHẨM VÀO THờI ĐIỂM TỐT NHẤT |
DANH MỤC

Tin tức

Nội quy của Trung tâm

Lịch sinh hoạt của NCT

Chăm sóc tại nhà

Hỏi đáp

Sức khỏe người già

Dinh dưỡng

Tâm sự

Sản phẩm

sản phẩm Nổi bật
Home > Sức khỏe người già >
 

CẨN THẬN VỚI VIỆC UỐNG NƯỚC CỦA NGƯỜI GIÀ

CẨN THẬN VỚI VIỆC UỐNG NƯỚC CỦA NGƯỜI GIÀ , Dưỡng lão Hà Nội

 

Mùa đông năm trước, Mẹ tôi bị viêm phổi, phải đi cấp cứu rồi nằm viện 10 ngày. Bản thân tôi và mọi người xung quanh đều nghĩ rằng Mẹ bị viêm phổi vì trời lạnh. Tuy nhiên, nguyên nhân thật sự lại không phải như vậy. Hôm nay tôi muốn kể lại để chia sẻ với mọi người một kinh nghiệm mới mà tôi tin rằng CÓ NHIỀU NGƯỜI CHƯA TỪNG NGHE NÓI !
Đợt đó, Mẹ tôi bị ho kéo dài, khò khè, và ho có đàm. Sợ Mẹ bị viêm phổi, tôi lấy hẹn đưa Mẹ đi bác sĩ. Nghe phổi của Mẹ, ông bác sĩ gia đình (bs Việt Nam) khẳng định chỉ là ho bình thường thôi, không phải viêm phổi. Bác sĩ không kê toa mà biểu tôi ra mua thuốc over the counter (là thuốc mua tự do, không cần toa bác sĩ). BS dặn là thuốc này làm loãng đàm, sẽ khiến bệnh nhân ho nhiều, nhưng không có gì đáng lo.
Cả đêm, Mẹ tôi ho suốt. Tới gần sáng thì Mẹ bắt đầu bị đau mạn sườn bên phải. Cơn đau càng lúc càng nhiều, cử động cũng đau, đi hay đứng, hay nằm cũng đau. Tôi gọi xe cứu thương. Họ tới nơi, kiểm tra mọi triệu chứng, nghe tim nghe phổi, rồi đưa Mẹ đi cấp cứu. Tới bệnh viện, họ lập tức chỉ định thử máu, chụp CT, chụp X quang, đo điện tim vv... Nói chung là mọi loại xét nghiệm cần thiết đều được thực hiện trong vòng một tiếng đồng hồ. Không bao lâu sau, họ có kết luận ngay là Mẹ tôi bị viêm phổi. Đến chiều, sau khi thực hiện thêm vài bước kiểm tra nữa, họ nói trong phổi có nước (fluid). Tuy nhiên, do lượng fluid không nhiều lắm nên họ không cho rút ra, chỉ điều trị bằng trụ sinh.
Đến ngày thứ ba, họ cho chụp hình lại, và thấy fluid vẫn còn y nguyên. Quyết định đưa đi rút fluid trong phổi ra. Tiếc là, fluid trong phổi Mẹ tôi quá đặc, ông bác sĩ dùng hết sức bình sinh kéo ống xy lanh mà chỉ có thể kéo ra một giọt fluid bé xíu. Vậy là ông bác sĩ đành chịu thua, chỉ ráng gửi một giọt fluid đó qua lab để họ coi thử coi có kết luận được gì không.
Ngay sau đó, họ chuyển Mẹ tôi qua một phòng chụp hình khác. Ở đây, Mẹ được ngồi trước một cái máy chụp quang tuyến có nối thẳng với màn hình. Thay vì chỉ chụp hình, máy sẽ truyền hình ảnh lên màn hình trước mặt để chính bệnh nhân có thể nhìn thấy cùng với hai vị bác sĩ chuyên môn. Vì Mẹ không rành tiếng Mỹ, cần có thông dịch, nên tôi cũng được có mặt trong phòng lúc đó. Họ nói họ muốn theo dõi phản xạ nuốt của Mẹ tôi.
Họ cho Mẹ nhai bánh, uống dung dịch đặc, và uống nước lọc. Mỗi khi Mẹ cắn, nhai, và nuốt (hay uống nước, rồi nuốt), màn hình sẽ hiện lên hình ảnh thực quản và khí quản của Mẹ. Bánh hay nước thì được thể hiện bằng màu đỏ. Nhìn lên màn hình, người ta có thể thấy đường đi của bánh hay nước (màu đỏ), đi thẳng vô thực quản hay không.
Lúc Mẹ ăn bánh, và uống dung dịch đặc thì đường màu đỏ đi thẳng vô thực quản. Đến lúc Mẹ tôi uống nước thì có một ít nước bị lọt qua khí quản. Cả 2 vị bác sĩ cùng gật gù, và yêu cầu Mẹ uống lại lần nữa. Lần này, trước khi uống, Mẹ được yêu cầu CÚI ĐẦU XUỐNG để cằm hướng vô cổ. Trong tư thế đó, Mẹ tôi uống nước, và nước chảy trọn vô thực quản, không còn “đi lạc” qua khí quản nữa.
Sau đó, họ giải thích lại cho tôi hiểu, rằng khi chúng ta uống nước, thỉnh thoảng cũng có nước chảy lạc qua khí quản. Theo phản xạ tự nhiên, chúng ta sẽ SẶC. Nhưng người già có khi mất phản xạ SẶC. Khi đó, những tia nước nhỏ đi lạc vô khí quản sẽ đi thẳng xuống phổi và nằm lại đó. Lâu dần, nó gây ra viêm phổi. Và đặc biệt là nó gây tổn thương cho phổi bên phải. Vì vậy, Mẹ tôi mới bị đau bên mạn sườn bên phải, nơi có vết fluid trong phổi.
Như vậy, trận viêm phổi đợt đó của Mẹ tôi không phải là do bị nhiễm lạnh mà ra. Nguyên nhân thật sự LÀ DO UỐNG NƯỚC VÀ NƯỚC ĐI LẠC VÔ KHÍ QUẢN, mà Mẹ tôi thì MẤT PHẢN XẠ SẶC.
Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ dặn Mẹ tôi mỗi khi uống nước nhớ cúi đầu xuống. Cách tốt nhất là uống nước bằng ống hút. Vì khi uống bằng ống hút, tự nhiên mình sẽ cúi đầu xuống để ngậm uống hút.
Dĩ nhiên, không phải người già nào viêm phổi cũng vì lý do này. Nhưng đây cũng là một lý do.
Đã được nghe các bác sĩ giải thích, được tận mắt chứng kiến quá trình bác sĩ kiểm tra và kết luận, tôi muốn kể lại mọi người cùng biết. Ví dụ như một lúc nào đó các bạn nhận ra cha mẹ già của mình không còn hay bị sặc nữa, thì có lẽ cũng nên khuyên ông bà uống nước bằng ống hút cho an toàn, nếu không thì cũng chú ý tư thế cúi đầu xuống, hướng cằm vô cổ khi uống nước ... Hay nếu thấy người thân ho mà đau mạn sườn bên phải thì bạn cũng có thể đề nghị bác sĩ cho làm test kiểm tra theo hướng này.
Một chút chia sẻ để bạn bè cùng biết. Mong các vị thân sinh của chúng ta luôn được bình an, mạnh khỏe, vui vầy cùng con cháu.
(st)


    Các Tin khác
  + 3 điều không được làm khi có người thân bị đột quỵ (07/01/2023)
  + TRỜI LẠNH DỄ GÂY ĐỘT QUỴ (19/12/2022)
  + Các cách cho ăn đúng phòng ngừa hít sặc ở người cao tuổi (13/09/2022)
  + PHÂN BIỆT BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ VỚI BỆNH KHÁC (05/08/2022)
  + Vitamin D rất quan trọng để duy trì sức mạnh cơ bắp ở người già (31/07/2021)
  + Thiếu máu có liên quan đến tỷ lệ sa sút trí tuệ cao ở người già (31/07/2021)
  + Tránh xa những nguy hiểm chết người do cục máu đông gây ra bằng những động tác đơn giản (02/07/2021)
  + Chỉ một động tác này hàng ngày, bạn sẽ loại bỏ được đau lưng và thoái hoá đốt sống (25/05/2021)
  + 8 thói quen nhiều người cho rằng vô hại nhưng thực chất lại khiến xương bị tổn thương, nếu mắc phải dù chỉ 1 cũng cần chỉnh lại ngay (16/02/2021)
  + 2 việc "đại kỵ" vào buổi sáng vì có thể khiến bạn mắc bệnh: Tiếc rằng nhiều người vẫn làm (23/01/2021)
  + Phòng ho và chữa cảm lạnh: Chuyên gia ''bật mí'' một mẹo hay chỉ cần bôi, không cần uống, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều làm được (02/01/2021)
  + Một lợi ích khác của việc uống trà xanh hoặc cà phê (26/12/2020)
  + Dấu hiệu trong giấc ngủ cảnh báo bạn phải đi viện ngay (14/11/2020)
  + Mỗi đêm trước khi ngủ nên cẩn thận đặt 3 thứ này ở đầu giường: Mất vài giây nhưng có thể cứu bạn khỏi những cái chết đột ngột giữa đêm (14/11/2020)
  + Chỉ cần ấn huyệt này, mọi lo âu căng thẳng, tức giận sẽ tan biến (21/08/2020)
  + Nếu xuất hiện 4 biểu hiện này, nên đi khám và kiểm tra kịp thời vì rất có thể bạn đang mắc chứng nhồi máu não mà không hề biết (12/08/2020)
  + Cách massage và ăn uống làm sạch độc tố ở tim, gan, phổi, thận và lá lách (07/07/2020)
  + Bàn chân tiết lộ 10 dấu hiệu kín đáo của bệnh (27/11/2019)
  + Nếu thấy xuất hiện 3 biểu hiện này trong khi ngủ chứng tỏ phổi của bạn đang kêu cứu (15/11/2019)
  + Ngứa liên tục có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư có tỷ lệ mắc mới nhiều nhất tại Việt Nam (26/10/2019)
TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI HÀ NỘI
 

Địa chỉ: Cơ sở 1: Số 55 ngõ 29 Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Website: www.duonglaohanoi.com 

Email: duonglaohanoi@gmail.com, 

Điện thoại:  0986895978

 

nạo hoa quả nhật bản
Ưu điểm Bộ sản phẩm có 5 chức năng lớn: Nạo dây, nạo rối,cắt hoa, nghiền và nạo sợi Dạo sắc, độ bền cao, không ghỉ, dễ sử dụng Mở rộng tay cầm thoải mái Nhựa chuẩn y tế, bền, dày, chắc Bảo vệ tay khi sử dụng chuyên nghiệp, không còn tình trạng đứt tay Kích thước 50 cm * 25 cm * 310 cm Xuất sứ: Nhật Bản Thời gian bảo hành: 1 tháng. 1 đổi 1 nếu có lỗi của nhà sản xuất

© Copyright 2009 - 2024 Duongloahanoi. All rights reserved.  Design by: khoahocbacha.com Đang Online: 6    Tổng: 2468166
CHAT ZALO
HOTLINE : 0986895978